LSE - Small Logo
LSE - Small Logo

Nguyễn Trần Thủy Tiên

Audrey C. Cooper

Leyla Craig

August 10th, 2022

Cộng đồng người điếc và Mạng lưới Giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người khuyết tật (DiDRR) tại Việt Nam kêu gọi hành động: Đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau

0 comments

Estimated reading time: 10 minutes

Nguyễn Trần Thủy Tiên

Audrey C. Cooper

Leyla Craig

August 10th, 2022

Cộng đồng người điếc và Mạng lưới Giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người khuyết tật (DiDRR) tại Việt Nam kêu gọi hành động: Đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau

0 comments

Estimated reading time: 10 minutes

Người điếc và người nghe có những trải nghiệm về thảm họa thiên tai theo những cách khác nhau. Nhiều người sẽ nhớ về cơn Bão Linfa đã tàn phá bờ biển miền Trung Việt Nam vào tháng 10 năm 2020. Chính phủ đã gửi thông báo qua báo chí, radio và tin nhắn điện thoại. Điều này giúp người dân nói chung đưa ra những quyết dịnh về cách bảo vệ bản thân và gia đình họ. Một số người dân ở miền Trung đã đi sơ tán, trong khi nhiều người khác ở lại nhà của họ, dùng ván gỗ và bao cát để che chắn. Tuy nhiên, những người điếc tại miền Trung Việt Nam đã không nhận được tin tức về cơn bão, viết Nguyễn Trần Thủy Tiên, Audrey C. Cooper, Leyla Craig

_______________________________________________

Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu xếp Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 về mức độ dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Trong các tình huống thiên tai, việc cảnh báo khẩn cấp, cung cấp thông tin và tập huấn phòng chống thiên tai sẽ cứu sống được nhiều người. Việc chuẩn bị cho những thảm họa như vậy được củng cố trong luật pháp quốc gia thông qua Luật Phòng chống Thiên tai – 33/2013 / QH13, trong đó cũng công nhận rõ ràng “người khuyết tật” (Chương 1, Điều 3) và quy định về chuẩn bị và ứng phó với thiên tai, bao gồm đào tạo và giáo dục. Các bản sửa đổi được áp dụng vào năm 2020 đề cập đến một số cơ chế vận hành trong công tác phòng chống thiên tai và các tình huống khẩn cấp, bao gồm việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực dưới các hình thức tổ chức tại chỗ, lực lượng tự vệ, Quân đội nhân dân và các tổ chức, cá nhân tình nguyện (60 / 2020 / QH14, Điều 6).

Nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa luật pháp và việc thực thi khi nói đến một trong những cộng đồng lớn nhất Việt Nam: cộng đồng người điếc. Theo Điều tra quốc gia về người khuyết tật năm 2016, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người điếc. Tuy nhiên, khi thảm họa xảy ra, họ có rất ít hoặc không có sự tiếp cận với các cảnh báo khẩn cấp, thông tin hoặc chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp dành cho người điếc. Điều này chỉ ra rằng người điếc và người nghe có những trải nghiệm về thảm họa thiên tai theo những cách khác nhau và thường là không bình đẳng. Nghiên cứu về cộng đồng người điếc và các nguồn tài nguyên thiên tai trên khắp thế giới cho thấy rằng cộng đồng người điếc thường gặp phải tình trạng thiếu sự tiếp cận thông tin, giao tiếp và đào tạo về thảm họa và các tình huống khẩn cấp: Engelman et al (2013)Calgaro et al (2021).

Khái niệm về Giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người khuyết tật (DiDRR) được thiết kế để giải quyết vấn đề xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, đó là bỏ lại người khuyết tật phía sau trong các thảm họa thiên tai. Mạng lưới DiDRR do một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Indonesia khởi xướng và đã được Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR) công nhận. DiDRR nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi của người khuyết tật bằng cách loại bỏ các rào cản xã hội khiến họ dễ bị tổn thương trước các hiểm họa và rủi ro thiên tai. Nguyên lý chính của DiDRR là sự tham gia của người khuyết tật vào tất cả quá trình lên kế hoạch và quản lý giảm thiểu rủi ro thiên tai. Năm 2015, Liên hợp quốc đã thông qua Khung Hành Động Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai 2015-2030, bao gồm các chính sách và điều khoản để thực hiện hòa nhập người khuyết tật trong tất cả các kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai. Việt Nam là một trong 187 quốc gia nhất trí thông qua Khung Hành Động Sendai, dẫn đến ba kết quả quan trọng cho người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật:

  1. khuyến nghị đưa DiDRR vào dự thảo kế hoạch hành động của UNCRPD Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ;
  2. xác nhận ủng hộ việc đưa người khuyết tật vào Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (DiCBRM) của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Việt Nam;
  3. thành lập nhóm hỗ trợ kỹ thuật DiCBRM quốc gia nhằm giám sát việc triển khai DiCBRM tại 6,000 địa bàn thường xuyên chịu thiên tai trên cả nước thông qua chương trình quốc gia “Nâng cao nhận thức và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

 

Mặc dù đã có một số thành tựu, vẫn còn nhiều việc cần làm để đảm bảo rằng không có nhóm khuyết tật nào bị loại bỏ khỏi các quá trình này. Cộng đồng người điếc phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tham gia vào DiDRR và DiCBRM. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tìm cách để duy trì sự kiên cường trong thời kỳ khủng hoảng, như trải nghiệm của chị Loan trong cơn Bão nhiệt đới Linfa được kể dưới đây cho thấy. Thông qua câu chuyện của chị Loan, mà chúng tôi đã được cho phép chia sẻ, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về các rào cản xã hội làm hạn chế hành động ứng phó với thảm họa thiên tai của người điếc và nhiều cơ hội hơn cho người điếc trong DiDRR và DiCBRM để đảm bảo rằng không một ai bị bỏ lại phía sau.

 

Trải nghiệm của một người điếc trong thảm họa: Bão nhiệt đới Linfa (Tháng 10 năm 2020)

Người điếc và người nghe có những trải nghiệm về thảm họa thiên tai theo những cách khác nhau. Nhiều người sẽ nhớ về cơn Bão Linfa đã tàn phá bờ biển miền Trung Việt Nam vào tháng 10 năm 2020. Chính phủ đã gửi thông báo qua báo chí, radio và tin nhắn điện thoại. Điều này giúp người dân nói chung đưa ra những quyết dịnh về cách bảo vệ bản thân và gia đình họ. Một số người dân ở miền Trung đã đi sơ tán, trong khi nhiều người khác ở lại nhà của họ, dùng ván gỗ và bao cát để che chắn. Tuy nhiên, những người điếc tại miền Trung Việt Nam đã không nhận được tin tức về cơn bão.

Nhiều người điếc trên khắp thế giới không thể tiếp cận cảnh báo dựa trên âm thanh (Engelman (2012);  Takayama (2017); Tannenbaum-Baruchi et al (2014)) và các chương trình thông tin về thảm họa thiên tai thời gian thực có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cũng rất hiếm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Điều 43 Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010 quy định “ Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu” (Bộ Tư pháp 2019). Tuy nhiên, các đài truyền hình không tuân thủ theo luật pháp: họ không cung cấp phụ đề (hoặc “phụ đề chi tiết”) và mỗi ngày chỉ có hai chương trình thời sự với thời lượng 30 phút có phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu (Tổ chức do người Điếc lãnh đạo và Truyền thông về Thiên tai tại Việt Nam). Tổ chức do người Điếc lãnh đạo và Truyền thông về Thảm họa tại Việt Nam). Hơn nữa, các bản tin thời sự thường sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành không quen thuộc với cộng đồng người điếc. Tác động của việc này là khi thông về cơn bão nhiệt đới Linfa được đưa lên bản tin,  cũng như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thảm họa sắp xảy ra khác, thì đã quá muộn để nhiều gia đình người điếc đến nơi trú ẩn. Ngoài ra, nhiều gia đình người điếc nghèo khó và không có internet nên họ không thể xem phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình.

Nếu may mắn như chị Võ Thị Loan sống tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thì một người hàng xóm đã đến nhà và giục gia đình chị đi sơ tán. Nếu không có người hàng xóm này, chị Loan và gia đình có thể đã chết trong cơn lũ.

Ảnh: Phạm Thị Minh Trang

Sau trận lũ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã dùng loa thông báo rằng đã có lương thực và nhu yếu phẩm. Không ai báo cho chị Loan biết nên chị đã bỏ lỡ cơ hội được nhận hỗ trợ. Những người điếc bị ảnh hưởng bởi cơn bão nhiệt đới Linfa cũng không nhận được thông tin về các chiến dịch quyên góp mà sau đó được tổ chức và thông báo theo cách thông thường qua loa phát thanh và truyền hình để hỗ trợ tiền mặt cho những người lớn tuổi, người nghèo và người khuyết tật. Như câu chuyện của chị Loan cho thấy, người điếc ở Việt Nam bị bỏ lại phía sau ngay cả trước và sau thảm họa, và không có các nguồn lực như các thành viên khác trong xã hội.

 

Tài nguyên ngôn ngữ và văn hóa điếc để giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người điếc

Người điếc là một dân tộc thiểu số về văn hóa và ngôn ngữ; do đó, để người điếc được tham gia vào các hoạt động Giảm thiểu rủi ro thiên tai của Việt Nam, họ cần được tham gia vào việc cung cấp thông tin về thảm họa bằng ngôn ngữ ký hiệu của Việt Nam. Với tư cách là công dân có quyền bình đẳng như những người khác và là người đại diện hiểu biết về ngôn ngữ và kinh nghiệm là người khuyết tật của họ, người điếc cần được đào tạo về Giảm thiểu rủi ro thiên tai. Họ cũng là những tập huấn viên tốt nhất để đào tạo các thành viên khác trong cộng đồng người điếc vì họ là những người sử dụng thành thạo nhất ngôn ngữ của họ và có kiến thức về văn hóa điếc để truyền đạt những ý tưởng cốt lõi cho cộng đồng của họ, như đã được chứng minh trong các sự kiện quốc tế gần đây tập trung vào khả năng lãnh đạo của người điếc trong các không gian thiên tai – chẳng hạn như Hội thảo quốc tế về Hành động ứng phó thảm họa do người điếc lãnh đạo. Đây là một sáng kiến ​​hợp tác giữa Đại học Gallaudet, Liên minh Toàn cầu về Tăng cường Nguồn lực Thiên tai (GADRA), và các tổ chức do người điếc lãnh đạo tại Nhật Bản, Trinidad & Tobago, và Việt Nam. Thật đáng tiếc là tại thời điểm hiện tại, thông tin và các tập huấn về thảm họa thiên tai dành cho cộng đồng người điếc tại Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 với các Tổ chức do người Điếc lãnh đạo và Truyền thông về Thiên tai tại Việt Nam  đã thu thập dữ liệu từ sáu tỉnh ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam cho thấy rằng hầu hết người điếc không nhận được thông tin về thảm họa từ các phương tiện truyền thông hoặc các nguồn từ chính phủ (Cooper, et al. 2021); thay vào đó, họ nhận được thông tin quan trọng từ hoạt động tình nguyện của các nhà lãnh đạo từ các tổ chức người điếc, những người tạo ra các bản tin bằng ngôn ngữ ký hiệu địa phương và đăng tải trên mạng xã hội Facebook và các nhóm tin nhắn.

 

Các tổ chức cộng đồng người điếc và sự lãnh đạo trong thiên tai tại Việt Nam

Các tổ chức cộng đồng người điếc là một nguồn quan trọng trong lãnh đạo cộng đồng và đã hoạt động rất tích cực trên khắp cả nước trong hơn hai thập kỷ. Hai tổ chức đầu tiên là Chi hội người Điếc Hà Nội Câu lạc bộ văn hóa điếc TPHCM được thành lập vào những năm 2000 (năm 2000 và 2008). Hiện đã có hơn 30 câu lạc bộ và nhóm người điếc tại các tỉnh thành, cũng như các tổ chức do người điếc lãnh đạo tập trung vào hướng dẫn ngôn ngữ ký hiệu, giáo dục, nâng cao năng lực cho người điếc và đào tạo phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu.

Một ví dụ về các chiến dịch truyền thông tin tức về giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người khuyết tật DiDRR do các tổ chức người điếc lãnh đạo là hoạt động của Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tâm Lý – Giáo Dục Vì Người Điếc (PARD), được thành lập bởi chị Nguyễn Trần Thủy Tiên vào tháng 12 năm 2019 nhằm thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu và nâng cao năng lực cho cộng đồng người điếc. Khi đại dịch Covid ảnh hưởng đến Việt Nam vào năm 2020, cộng đồng người điếc đã đề nghị Trung tâm PARD cung cấp thông tin về sức khỏe cộng đồng để người điếc biết cách bảo vệ bản thân trong đại dịch. Trung tâm PARD đã mở rộng sứ mệnh của mình để cung cấp tin tức về Covid-19 và sau đó mở rộng hơn nữa để bao gồm thông tin về thảm họa thiên tai cũng như các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác. Là một người điếc, chị Tiên biết rõ tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin một cách rõ ràng và toàn diện để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Chị Tiên cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo chính phủ và các tổ chức khác ủng hộ việc thuê người điếc sản xuất các thông tin về y tế công cộng, tập huấn và các dịch vụ khác bằng ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam.

Các tổ chức của người điếc là nguồn cung cấp thông tin và nguồn hỗ trợ quan trọng cho các thành viên trong cộng đồng người điếc trên khắp cả nước, tuy nhiên, hầu hết không có cơ hội tham gia tập huấn về DRR hoặc các nguồn lực khác. Với các nguồn thông tin bổ sung và hỗ trợ tài chính, các tổ chức của người điếc có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của họ tới nhiều người điếc trong cộng đồng, bảo vệ mạng sống và tập huấn để họ chuẩn bị ứng phó với các thảm họa thiên tai.

Chị Tiên tin rằng, nếu chị Loan và những người điếc khác ở Quảng Bình được tham gia vào các hoạt động phòng chống thiên tai trong cơn bão Linfa thì họ đã có thể tổ chức sơ tán, phân phát nhu yếu phẩm cho các thành viên điếc, bảo vệ bản thân và những người khác. Đây là mục tiêu của giảm thiểu rủi ro thiên tai cho người khuyết tật. Nếu  Việt Nam đầu tư vào nguồn thông tin và đào tạo cho cộng đồng người điếc, thì cộng đồng người điếc Việt Nam sẵn sàng phục vụ đất nước trong các tình huống thiên tai.

Đại diện cho mong muốn của tập thể các lãnh đạo và thành viên trong cộng đồng người điếc, chị Tiên kêu gọi “chính phủ tổ chức cuộc họp với các tổ chức của người điếc trên toàn quốc để xây dựng kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của người điếc vào mạng lưới và tập huấn giảm thiểu rủi ta thiên tai, bao gồm cả việc phát triển một phương pháp đào tạo phù hợp được xây dựng dựa trên kiến ​​thức và kỹ năng của người điếc.” Chính phủ có tiền lệ tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch liên quan đến thiên tai với các tổ chức của người khuyết tật. Ví dụ, vào tháng 1 năm 2022, chính phủ đã tổ chức cuộc họp dự án “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của người khuyết tật và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” tại tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, các tổ chức do người điếc lãnh đạo đã không được mời tham dự cuộc họp đó, cũng như bất kỳ cuộc họp nào khác về lập kế hoạch phòng chống thiên tai cho người khuyết tật. Do đó, chị Tiên kêu gọi chính phủ và các tổ chức của người khuyết tật “đưa người điếc vào quá trình ra quyết định về lập kế hoạch phòng chống thiên tai và mọi vấn đề tác động đến cộng đồng người điếc”. Với tinh thần của phương châm nổi tiếng của người khuyết tật “Không thể nói về chúng tôi mà không có chúng tôi”, chị Tiên nhấn mạnh rằng cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết các vấn đề về giáo dục, y tế và phúc lợi của cộng đồng người Điếc là “Không thể nói về người Điếc mà không có người Điếc.”

 

______________________________________________

*Ảnh: Phạm Thị Minh Trang

*Bài đăng trên blog này được xuất bản bằng tiếng Anh ở đây. Bản dịch của Đoàn Phương Anh

*Tìm hiểu thêm về Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tâm Lý – Giáo Dục Vì Người Điếc (PARD), vui lòng truy cập: https://pardvietnam.com/en/home-1/ [Accessed 2022].

*Bài báo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Trung Tâm Đông Nam Á Sydney (SSEAC) thuộc Đại học Sydney.

About the author

Nguyễn Trần Thủy Tiên

Tiên is the first Vietnamese Deaf person to be awarded the World Deaf Leaders Scholarship in 2013 to pursue a Master of Arts in Sign Language Education at Gallaudet University, Washington, DC. Graduating in 2016, Tiên returned to Việt Nam and in 2019 founded the first and only Deaf-led NGO in Việt Nam: Psycho-Education and Applied Research Center for the Deaf (PARD). PARD’s mission is to build an inclusive and barrier-free society where Deaf people have full access to sign language and equal participation in all social activities. Tiên’s research publications focus on sign language rights in Việt Nam, and she is also a highly sought after public presenter, teacher, and development practitioner working with communities across Việt Nam and Southeast Asia.

Audrey C. Cooper

Audrey is an Associate Professor and Program Director with Gallaudet University’s Master of Arts Program in International Development, and the interdisciplinary lead for Gallaudet’s graduate certificate program in Disability-inclusive Disaster Risk Reduction & Emergency Planning. A linguistic and public anthropologist, Audrey’s research examines relationships between signed languages, political-economy, education, and social change--most extensively for Việt Nam and the Southeast Asia region. Since 2018, Audrey’s research has centered on Deaf community-led Disaster Risk Reduction, including multi-sited ethnographic research conducted with Deaf community co-researchers in Việt Nam, supported by a 2019 grant from the US National Endowment for the Humanities.

Leyla Craig

As a practitioner in disability-inclusive disaster risk reduction (DiDRR) for the last ten years, Leyla has been involved in local and international projects focussing on the inclusion and resilience of people with disabilities and disasters, with particular attention to Deaf Communities. Her work included a nomination for the prestigious 2019 United Nations Sasakawa Award for Disaster Reduction for best practice on inclusive DRR. As a PhD candidate in the School of Geosciences at the University of Sydney and an active member of the Sydney Southeast Asia Centre (SSEAC), her research studies focus on the capacity of organisations to respond to and support Deaf Communities affected by disasters in the Asia-Pacific region. Currently, she works as a Disability Inclusion and Engagement Officer for Fire and Rescue NSW in Australia. Twitter: https://twitter.com/seacsydney

Posted In: Connectivity | Decolonisation | Governance

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.